Top 5 mẹo để nâng cấp máy tính trở nên mạnh, vừa túi tiền

Để tránh vừa tốn tiền và máy tính nâng cấp những linh kiện phần cứng không cần thiết Thanh Lý Cường Phát sẽ hướng dẫn các bạn, 5 mẹo để nâng cấp máy tính trở nên hiệu quả hơn so với ban đầu nhưng tốn kém ít.

Thay ổ cứng HDD thành ổ SSD

Nếu ổ cứng của PC bạn đang dùng là HDD thông thường thì đã đến lúc thay thế nó bằng một ổ cứng thể rắn SSD. Ổ cứng SSD sẽ rút gọn thời gian khởi động máy, sao chép tập tin và tốc độ phản hồi của toàn bộ hệ thống.

Thay ổ cứng HDD thành ổ SSD

Mức giá trung bình của SDD dù có tăng theo từng năm nhưng về cơ bản vẫn chấp nhận được. Các loại SSD cao cấp như Samsung 850 EVO (giá khoảng 2,7 triệu đồng cho bản 250 GB) và Crucial MX300 (giá khoảng 2,23 triệu đồng cho bản 275 GB) có thể dễ dàng tìm thấy trên nhiều cửa hàng trực tuyến với giá dưới 2 triệu đồng.

Nếu mức dung lượng của chúng quá thấp so với nhu cầu của bạn thì bạn có thể vừa sử dụng ổ SSD làm ổ đĩa khởi động, vừa sử dụng ổ HDD thông thường đang sử dụng để lưu trữ dữ liệu.

Chú ý, thị trường có rất nhiều hãng SSD nghe lạ tai, với các sản phẩm giá cực kỳ hời. Nhưng nó sẽ là canh bạc nếu bạn mua chúng. Bởi chẳng ai biết tuổi thọ và nguồn gốc của chúng như thế nào.

  • Thông tin: Ổ cứng dung lượng cao giá cả

Hiện nay, giá thành ổ cứng thông thường khá rẻ. Một ổ cứng Western Digital Blue dung lượng 1TB, tốc độ 7.200rpm giá còn 1 triệu đồng. Trong khi ổ WD Blue 3TB chỉ có giá 2 triệu đồng (tốc độ quay chậm hơn: 5.400rpm).

Một lựa chọn khác là các ổ đĩa lai. Ổ đĩa này sở hữu những thuộc tính tốt nhất của cả hai loại ổ cứng, trong khi vẫn nhỏ nhẹ và nhanh nhờ sử dụng cache flash. Chương trình điều khiển của ổ đĩa sẽ theo dõi các tập tin mà bạn hay sử dụng và đưa chúng vào cache – nơi chúng được hưởng lợi từ tốc độ siêu khủng của SSD.

Một ổ cứng lai Seagate 2.5-inch tốc độ 5400rpm, dung lượng 1TB cùng một ổ SSD 8GB đóng vai trò cache chỉ có giá 1,3 triệu đồng. Trong khi ổ 3.5 inch, 7200rpm, 1TB cùng một ổ SSD 8GB khác có giá 1,6 triệu đồng.

Lắp thêm RAM để cải thiện bộ nhớ đệm

Nguyên nhân dẫn tới các vấn đề liên quan tới đa nhiệm có lẽ là do thiếu bộ nhớ. Hệ điều hành Windows hiện tại chỉ cần 2GB tối thiểu để hoạt động mượt mà. Tuy nhiên, dù bạn có dùng PC có 4GB RAM thì máy vẫn có thể chậm chạp nếu bạn xử lý quá nhiều phần mềm, mở hàng tá tab Chrome, hay chơi game mà chưa tắt các ứng dụng chạy nền.

Lắp thêm RAM để cải thiện bộ nhớ đệm

Không may là bộ nhớ RAM không hề rẻ. Bạn có thể theo dõi các dịp giảm giá khuyến mãi. Biết đâu vào một ngày đẹp trời, RAM DDR4 8GB chỉ có giá khoảng 1,6 triệu đồng hay DDR3 8GB thậm chí còn rẻ hơn: 1,4 triệu đồng.

Bạn nên sắm RAM của các hãng nổi tiếng như Kingston và Corsair, ngay cả khi bạn đang cố tiết kiệm. Vì RAM của các công ty vô danh không có là đảm bảo cả.Bạn nên biết rằng RAM được bán trên thị trường có nhiều loại khác nhau. Cách nhận biết chúng là sử dụng phần mềm CPU-Z trứ danh.

Nâng cấp vi xử lý CPU

Do CPU đã lỗi thời cũng là nguyên nhân khiến máy chạy chậm. Việc thay thế CPU thường tốn kém vì phải đồng thời thay thế cả bo mạch chủ. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng CPU của AMD thì lại khác.

Các bo mạch chủ FM2 và AM3+ của AMD đã hoạt động với các CPU và APU của AMD từ năm 2012. Nhiều hệ thống AMD lắp sẵn có chip xử lý khá “bèo” nên việc nâng cấp lên CPU đời mới hơn sẽ giúp máy chạy bốc hơn nhiều.

Nâng cấp vi xử lý CPU

Nếu bạn sử dụng CPU FM3+ thì Athlon X4 860K (giá 77 USD) là một lựa chọn hợp lý dành cho game thủ. Còn CPU FX-8320E 8 nhân (giá 107 USD) là một nhà vô địch khi tính đến tỉ lệ giá cả – hiệu năng.

Nếu bạn sử dụng CPU FM2 với AMD APU thì CPU A10-7860K (giá 97 USD) là thứ bạn nên mua. Nó có chip đồ hoạ tích hợp cho phép bạn chơi các game e-sport với tỉ lệ khung hình khá tốt.

Trái với AMD, Intel thay đổi các loại bo mạch chủ và socket thường xuyên hơn. Giá thành chip của nó cũng đắt hơn nhiều. Việc thay thế chip Intel không phải luôn là giải pháp nâng cấp hợp túi tiền trong phần lớn trường hợp.

Bạn cần chắc chắn con chip mới tương thích hoàn toàn với bo mạch chủ hiện tại. Trước khi mua, bạn hãy vào CPU-Z và tìm mục “Package” trong tab CPU để xem bo mạch chủ hiện tại của bạn dùng loại socket gì.

Làm mát phần cứng để cải thiện hiệu năng

Một trong những nguyên nhân khiến PC nóng là do lớp keo tản nhiệt trên CPU hay GPU đã khô.

Bạn cần cài ứng dụng SpeedFan và kiểm tra xem liệu CPU và GPU có thực sự đang quá nhiệt hay không. Nếu có, hãy mua một xi-lanh keo tản nhiệt (loại Arctic Silver 5 khá tốt, giá khoảng 150.000 đồng) và xem các hướng dẫn trên YouTube để trét lớp keo này lên các thiết bị.

Sau khi đã bôi keo mà máy vẫn nóng, bạn tiếp tục lắp thêm quạt lên thùng máy. Bạn có thể lắp một hoặc hai quạt. Chúng đều khá rẻ: quạt của Cooler Master chỉ 160.000 đồng và thao tác gắn rất đơn giản, chưa tới 1 phút.

Sắm bình thổi bụi và vệ sinh thường xuyên

Bình thổi bụi cũng rất cần thiết để bảo vệ máy. Nếu PC không được lau chùi thường xuyên nó sẽ bị đóng một lớp bụi dày đặc. Các quạt tản nhiệt bị đóng bụi và các cổng kết nối bẩn sẽ dẫn đến quá nhiệt.

Sắm bình thổi bụi và vệ sinh thường xuyên

Hiệu năng của PC tự động sẽ tự động giảm. Bình thổi bụi có giá khá rẻ, khoảng 200-400.000 đồng/4 bình, đủ dùng trong vài năm liền.

Chỉ với 5 mẹo này sẽ giúp PC nhà bạn cải thiện hiệu quả, xữ lý vù vù như mới.

Nếu bạn cần bổ sung thêm linh kiện có thể tham khảo báo giá linh kiện máy tính tại Thanhlycuongphat.com